Đôi điều về hệ thống search engine có thể bạn muốn biết

Muốn hệ thống tìm kiếm Search engine tiếp cận nhanh chóng với website của bạn, trước tiên cần phải hiểu về nguyên lý hoạt động cũng như cấu trúc của nó. Để xem những bộ phận nào của hệ thống này giúp Search engine biết được toàn bộ thông tin về các website tồn tại trên Internet. Từ đó đưa ra những giải pháp để tối ưu hóa website.

Đôi điều về hệ thống search engine có thể bạn muốn biết

Cấu trúc Search engine

Hệ thống máy tìm kiếm search engine bao gồm các bộ phận cấu thành sau:

1. Bộ thu thập thông tin – Robot

Robot (hay spider) là một chương trình tự động thu thập tài liệu bằng cách duyệt qua các cấu trúc siêu liên kết và sau đó nhận về mọi dữ liệu có liên kết với tài liệu này. Robot ngoài được gọi là spider, nó còn được biết đến với một số tên gọi khác nhau như : web wanderer hay web worm,… Tuy nhiên những tên gọi này đôi khi lại gây ra sự nhầm lẫn cho người nghe, ví dụ ‘spider’, và ‘wanderer’ khiến người ta liên tưởng rằng robot tự nó di chuyển. Thậm chí họ nghĩ rằng chúng như là virus khi nhắc đến từ ‘worm’. Về bản chất bộ thu thập thông tin – robot chỉ là một chương trình duyệt. Nhưng nó khác với những trình duyệt thông thường. Bởi nó thu thập thông tin từ các site theo đúng giao thức web một cách chủ động chứ không theo sự tác động của con người như những trình duyệt thường.

2. Bộ lập chỉ mục – Index

Bộ lập chỉ mục index hay còn được biết đến là hệ thống phân tích và xử lý dữ liệu. Từ những dữ liệu mà robots thu thập được, bộ lập chỉ mục sẽ thực hiện việc phân tích, trích chọn những thông tin cần thiết (như là các từ đơn , từ ghép hay những cụm từ quan trọng) rồi tổ chức thành cơ sở dữ liệu riêng để có thể tìm kiếm trên đó một cách nhanh chóng, hiệu quả. Hệ thống chỉ mục index là danh sách các từ khoá, trong đó chỉ rõ ở trang nào, địa chỉ nào thì xuất hiện các từ khoá nào.

3. Bộ tìm kiếm thông tin – Search Engine

Hệ thống Search engine bao gồm 3 bộ phận: bộ thu thập thông tin, bộ lập chỉ mục và bộ tìm kiếm thông tin. Cả 3 bộ này từ lúc khởi động hệ thống đều hoạt động liên tục. Mặc dù phụ thuộc lẫn nhau về mặt dữ liệu nhưng chúng lại hoạt động độc lập với nhau. Search engine tương tác với người dùng thông qua giao diện website. Với nhiệm vụ tiếp nhận và trả về những tài liệu thoả mãn yêu cầu của người dùng.

Hiểu một cách đơn giản thì tìm kiếm từ là tìm kiếm các trang mà xuất hiện nhiều nhất những từ truy vấn đó (query), ngoại trừ các từ quá phổ biến và thông dụng (stopword) ví dụ như mạo từ a, an, the… Trang nào có tần suất càng nhiều những từ truy vấn này thì trang đó càng được ưu tiên chọn để trả về cho người dùng. Và trang chứa tất cả các từ trong câu truy vấn thì sẽ càng được chọn hơn là một trang chỉ chứa một số từ hoặc không chứa từ nào.

Hầu hết các search engine ngày nay đều hỗ trợ chức năng tìm kiếm cơ bản và tìm kiếm nâng cao, tìm từ đơn, từ ghép, danh từ riêng, cụm từ, hay giới hạn phạm vi tìm kiếm như trên tiêu đề,  đề mục, đoạn text giới thiệu về website,…..

Bên cạnh việc tìm chính xác theo từ khoá, các search engine còn cố gắng “hiểu” ý nghĩa thực sự của câu truy vấn mà người dùng cung cấp thông qua những câu chữ. Minh chứng cho điều này chính là tính năng sửa lỗi chính tả, tìm kiếm với cả những hình thức biến thể khác nhau của một từ. Ví dụ như từ có dấu, từ không dấu. Nếu người dùng nhập vào tìm kiếm từ speak chẳng hạn, thì search engine sẽ tìm cả những từ như spoke, speaking hay speaker…

4. Nguyên lý hoạt động

Search engine hoạt động theo nguyên lý sau: điều khiển robots đi thu thập thông tin trên internet thông qua các hyperlink – siêu liên kết. Khi robots phát hiện ra một trang web mới, ngay lập tức nó gửi tài liệu về cho server chính để tạo cơ sở dữ liệu cho bộ lập chỉ mục đánh dấu, phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin. Robots phải liên tục cập nhật các site cũ bởi thông tin trên mạng luôn thay đổi. Và mật độ cập nhật thì phụ thuộc vào từng hệ thống tìm kiếm search engine. Khi nó nhận được câu truy vấn từ người dùng, nó sẽ tiến hành phân tích, rồi tìm trong cơ sở dữ liệu đã index để trả về những câu trả lời thỏa với yêu cầu của người dùng.

Xem thêm: Tư vấn Thiết kế website, Công ty SEO